Một số bản dịch khác bài thơ IF- ra tiếng Việt Nếu

Nếu bỗng chốc tan tành sự nghiệp Nếu bỗng chốc tan tành sự nghiệp,Mà nín thinh xây tiếp cuộc đời,Hay trong một tiếng bạc thôiMất hàng trăm ván, không lời thở than;Nếu yêu chẳng mê man xuẩn động,Hùng dũng mà mềm mỏng chẳng quên,Biết bị oán, chẳng oán nguyền,Song mình, mình tự giữ gìn đấu tranh; Nếu chịu được đồ ranh xuyên tạcPha lời mình khích bác đồ ngu,Gièm mình, miệng thế điên rồ,Riêng mình, một mực chẳng lừa dối ai,Nếu chững chạc chẳng rời đại chúng,Gần quân vương giữ đúng dân nguyên,Yêu thương tất cả bạn hiền,Khác nào huynh đệ chẳng riêng một người; Nếu suy nghĩ, xét soi, hiểu biết,Mà chẳng thành phá diệt, hoài nghi,Mơ, không để mộng cuốn đi,Trầm tư mà chẳng riêng gì trầm tư;Nếu cứng, chẳng bao giờ cuồng nộ,Can đảm không bạo hổ bằng hà,Nhân từ, đức độ, khoan hoà,Không hay chữ lỏng, hợm khoa, dạy đời; Nếu chiến thắng sau hồi thất bại,Nhận hai trò giả dối như nhau,Vẫn trơ gan, vẫn ngửng đầu,Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên;Thì Đắc thắng, Thần tiên, Vương đế,Và Duyên may nô lệ con hoài;Mà hơn Vương thế vinh thời,Con ơi, con mới là Người, đó con !(Bản dịch của Tchya Đái Đức Tuấn) Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệp Nếu bỗng thấy tan tành sự nghiệpMà thản nhiên xây tiếp cuộc đờiHay trong chỉ một trận thôiMất trăm lần thắng không lời thở than Nếu yêu chẳng mê man xuẩn ngốcMạnh mẽ mà mềm mỏng vẫn nênBị ghen ghét, chẳng ghét ghenKiên trì bảo vệ, vững bền đấu tranh Nếu bị kẻ gian manh hiểm ácMượn việc ta xuyên tạc đặt lờiDối trên dối dưới dối đờiNhưng ta quyết chẳng dối người dối ta Nếu quyền uy chẳng xa quần chúngGần đỉnh cao vẫn đúng gốc dânYêu thương bè bạn xa gầnBằng tình huynh đệ chẳng phần riêng tư Nếu quan sát, ngẫm suy, hiểu biếtMà chẳng thành phá diệt hoài nghiMơ không để mộng cuốn điSuy tư mà chẳng để vì suy tư Nếu dũng cảm mà không sơ hởCứng rắn mà vẫn giữ tình thươngThông minh mà chẳng phô trươngVẫn khiêm tốn học hỏi chung mọi người Nếu chiến thắng sau hồi thất bạiVẫn nhận nhìn, đối xử như nhauDây thân ái vẫn bền lâuTình sâu nặng đáp, thù sâu không đòi Thì, con hỡi! TRỜI, NGƯỜI đều giúpĐể vinh, may theo bước con hoàiNhưng niềm Vinh nhất con ơiVì con là một Con người, đó con!(Bản dịch của Nguyễn Phúc Giác Hải) Nếu con vẫn bình tâm... Nếu con vẫn bình tâm lúc mọi người chung quanhHoảng hốt và đổ lỗi cho con;Nếu con vẫn tự tin khi mọi người nghi ngờ khả năng con,Nhưng vẫn không buồn lòng vì mình bị nghi ngờ:Nếu con có thể đợi và không mỏi mệt vì trông chờ,Hoặc bị người lừa dối, đừng gian dối với ai,Hoặc bị người ghét, đừng để hận thù xâm chiếm lòng con,Tuy thế đừng đóng vai quá tốt, đừng nói lời quá khôn ngoan. Nếu con có thể mơ nhưng không để mộng mơ làm chủ con;Nếu con có thể suy tư song không lấy tư duy làm mục đích;Nếu con có thể gặp Khải Hoàn và Thảm BạiMà vẫn đối xử hai kẻ giả dối này như nhau:Nếu con chịu đựng nghe sự thật con vừa nói raBị kẻ tiểu nhân bóp méo giăng bẩy lừa kẻ dại,Hoặc nhìn công trình đờI con, đổ vỡ,Và cúi xuống xây dựng lên với dụng cụ đã mòn. Nếu con dám đem hết đống tiền con thắng đượcÐổ vào một trận úp ngửa ăn thua,Và mất hết, và lại bắt đầu từ số không,Và không một tiếng thở than về sự mất mát của mình:Nếu con ép được tim con, và từng sợi gân thớ thịtPhục vụ mục tiêu của con lúc từ lâu sức chúng chẳng còn,Và cố bám víu vào lúc mà trong con chẳng còn gìNgoài Ý chí giục con: "Ðừng bỏ cuộc". Nếu con có thể chuyện trò với đám đông mà vẫn giữ gìn đạo đức,Hoặc giao du với Vua chúa - vẫn không xa đám thường đinh,Nếu con không để bạn thân cũng như kẻ thù làm con khổ,Nếu con trọng mọi người, nhưng không một ai quá lố:Nếu mỗi phút qua đi không bao giờ chờ đợiTrong nước rút cuộc đua con chạy đủ sáu mươi giây,Thì mọi sư trên Trái đất thuộc về con,Và - hơn thế nữa - con sẽ đúng là một con Người, con trai của cha!(Bản dịch của Hồ Văn Hiền) Nếu con vẫn vững tâm... Nếu con vẫn vững tâm khi mọi người xung quanhĐều mất hết lý trí và đổ thừa cho con,Nếu con tin chính mình khi mọi người nghi kỵ,Nhưng vẫn cứ cho phép sự nghi kỵ nơi họ;Nếu con biết chờ đợi nhưng chẳng chán phải chờ,Hay bị dèm pha, nhưng chẳng buông lời dối trá,Hay phải bị ghét bỏ nhưng chẳng chút oán hờnVà chẳng tỏ ra tốt đẹp, chẳng buồn nói khéo: Biết mơ ước, nhưng không để giấc mơ làm chủ;Biết suy nghĩ, nhưng chẳng lấy làm mục đích,Có thể gặp phải cả Thành Công và Thất BạiNhưng vẫn xử hai thứ trá ngụy ấy như nhau;Chấp nhận lời thật mình nói bị kẻ ba queVặn vẹo thành cạm bẫy cho những ai khờ dại,Nhìn những thứ mình dành cuộc đời cho, đổ vỡ,Rồi cúi xuống dựng lại với công cụ hao mòn: Có thể gộp lại hết mọi thành quả của mìnhVà đánh liều tất cả vào một ván sấp ngửa,Và thua cuộc, và bắt đầu hết lại từ đầuNhưng chẳng thở than lời nào về mất mát ấy;Có thể buộc trái tim, thần kinh, gân cơ mìnhPhục vụ bước ngoặt của mình sau cơn mỏi mệt,Giữ vững như thế khi chẳng còn gì trong mìnhNgoại trừ Ý Chí cứ bảo:”Hãy luôn giữ vững!” Nói chuyện được với đám đông mà vẫn bảo toàn đức hạnh,Bước đi cùng Vua Chúa mà chẳng hề khước từ thường dânKẻ thù và bạn thân cũng chẳng thể tổn thương mìnhMọi người tin tưởng vào mình, nhưng chẳng có ai quá nhiềuNếu con có thể tận dụng từng phút giây không khoan nhượngVới một cuộc hành trình chính xác sáu mươi giây đường xaThế giới này, và tất cả trong ấy, là của con đấy.Hơn thế nữa - con là người lớn rồi, con trai ta!(Bản dịch trên Thi Viện)

Trong số các bản dịch ở phần này thì bản của Tchya Đái Đức Tuấn và bản của Nguyễn Phúc Giác Hải gần giống nhau. Có ý kiến cho là Nguyễn Phúc Giác Hải chỉ nhuận sắc lại bản của Tchya Đái Đức Tuấn. Dù sao thì cả hai bản đều là phỏng dịch. Bản của Hồ Văn Hiền là bản dịch văn xuôi, vì rằng nguyên tác là một bài thơ có niêm luật chặt chẽ và cân xứng mọi phương diện, còn bản dịch nhại (một đặc trưng của Thi Viện) thì chỉ sửa lại bản dịch khác một vài chữ. Nhà thơ Đức, Moses Saphir viết: “Người vợ đẹp và chung thủy – đấy là của hiếm, giống như một bản dịch thơ thành công. Bản dịch thơ như thế thường không đẹp – nếu chung thủy, và không chung thủy – nếu đẹp”.

Phụ nữ là do trời sinh, nghĩa là con người không thể thay đổi (mà giá có thay đổi được thì nên chăng, bởi như thế thì sẽ phí của giời!), còn bản dịch thơ là do con người. Đông Tây kim cổ từng có những bản dịch (hoặc phỏng dịch, phóng tác, chuyển thể…) hay hơn cả nguyên tác, bởi nếu không có những bản này thì không mấy ai biết hoặc quan tâm đến nguyên tác (Romeo và Juliet của William Shakespeare, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ Rubaiyat của Omar Khayyam của Edward FitzGerald… là những ví dụ).